Powered By Blogger

Sunday, 7 July 2013

Tiểu Sử Vũ Hoàng Chương

Niên Biểu Vũ Hoàng Chương -------------------------------------------------------------------------------- trích báo Khởi Hành số 35 tháng 9/1999 © Ðặng Tiến - Paris ngày 5.9.1999 Chính quán Làng Phù Ủng, huyện Ðường Hào, phủ Thượng Hồng, Hưng Yên, cùng quê với danh tướng Phạm Ngũ Lão. Sinh quán thành phố Nam Ðịnh Năm sinh Ất Mão, tháng Tư ngày mồng Một (nhằm ngày 14.5.1915, trên giấy khai sinh đã ghi 5.5.1916 là sai). Gia đình khoa bảng giàu có. Bố làm tri huyện, mất 1941. Mẹ buôn gạo tại Bến Thóc, Nam Ðịnh, mất 1962. 1930 Vào học trường Trung học Albert Sarraut, Hà Nội. 1937 Tú tài Pháp, phần I Cổ ngữ, phần II Toán. 1938 Học Luật tại Hà Nội. 1939 Thôi học, ra làm việc sở Hỏa Xa, tại Bắc Giang. 1940 Tự xuất bản Thơ Say, nhà Cộng Lực, Hà Nội, ấn loát và phát hành. Nguyễn Ðình Vượng tái bản 1971, Sài Gòn. 1941 Thôi việc ở Hỏa Xa, Học ban Toán Ðại Cương tại đại học Khoa Học vừa mới thành lập tại Hà Nội. 1942 Thôi học, xuống Hải Phòng dạy cho một tư thục. Trở về Hà Nội lập ban kịch Hà Nội cùng với Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Diễn vở kịch thơ Vân Muội tại Nhà Hát Lớn (12.12.1942). 1943 Xuất bản tập Mây, nxb Ðời Nay (nxb Văn Học, Hà Nội tái bản 1991, 1995. nxb Hội Nhà Văn, TP/HCM 1992). 1944 Gặp gỡ và thành hôn với cô Ðinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Ðinh Hùng. Xuất bản tập kịch thơ, gồm 3 vở: Vân Muội, Trương Chi, Hồng Diệp; nxb Anh Hoa, Hà Nội. 1945 Về Nam Ðịnh, diễn vở kịch thơ Lên Ðường của Hoàng Cầm (sau cuộc Cách Mạng tháng 8). 1946 Tản cư về vùng duyên hải Nam Ðịnh (Khu Ba). 1948 Xuất bản tập Thơ Lửa cùng với Ðoàn Văn Cừ, Thái Nguyên do cơ quan Kháng Chiến Liên Khu 3. Sang tỉnh Thái Bình dạy học. 1950 Hồi cư về Hà Nội. 1951 Cho diễn vở kịch thơ Tâm Sự Kẻ Sang Tần. Dạy học cho một tư thục; dạy Toán Lý Hóa rồi dạy Văn và tiếp tục mãi công việc này cho đến 1975. 1952 Diễn kịch thơ Thằng Cuội. 1953 Ðăng báo kịch thơ Cô Gái Ma. 1954 Rừng Phong. NXB Phạm Văn Tươi, Sài Gòn (trước hiệp định Genève). Di cư vào Nam, khoảng tháng 8 năm đó (và định cư tại Sài Gòn cho đến 1976). 1959 Hoa Ðăng, nxb Văn Hữu Á Châu (tháng 7). Tham dự hội nghị Thi Ca Quốc Tế cứ 2 năm họp một lần tại tỉnh Knokke-Le Zoute, nước Bỉ (tháng 9). 1960 Tự tái bản 2 tập Thơ Say và Mây in chung vào một tập mang tên Mây. Xuất bản tập Cảm Thông (nhan đề Anh ngữ là Communion), gồm 6 bài thơ mới sáng tác sau cuộc Âu du và 9 bài cũ lựa chọn lấy tính cách tiêu biểu, do Nguyễn Khang phiên dịch và xuất bản. Tái bản Vân Muội, Trương Chi, Hồng Diệp, do nxb Nguyễn Ðình Vượng. 1961 Kịch thơ Tâm Sự Kẻ Sang Tần, nxb Lửa Thiêng. Tập thơ Tâm Tình Người Ðẹp (nhan đề Pháp ngữ là Les 28 Etoiles) gồm 42 bài thơ Nhị Thập Bát Tú, kèm theo bản dịch của nữ sĩ Bỉ Quốc Simone Kuhnen de La Coeuillerie, nxb Nguyễn Khang. 1962 Tự xuất bản tập Trời Một Phương. 1963 Xuất bản tập Thi Tuyển (nhan đề Pháp ngữ là Poemes Choisis) kèm theo bản dịch của Simone Kuhnen de La Coeuillerie, do nhà Nguyễn Khang (tháng 3). Xuất bản tập Lửa Từ Bi, do nhóm Thanh Tăng (tháng 12). 1964 Tham dự hội nghị Văn Bút Á Châu họp tại Bangkok, thủ đô Thái Lan. 1965 Tham dự hội nghị Văn Bút Quốc Tế họp tại tỉnh Bled, Nam Tư cũ. 1966 Xuất bản tập Ánh Trăng Ðạo[1], do Nha Tuyên Úy Phật Giáo (tháng 7). Xuất bản tập[2] Die Achtund - Zwanzig Sterne, thơ dịch ra Ðức ngữ, do nhà Hofmann Und Campe, tỉnh Hamburg, Liên bang Ðức. Dịch giả là thi sĩ Áo quốc Kosmas Ziegler (tháng 10). 1967 Tham dự hội nghị Văn Bút Quốc Tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire (Phi Châu). Xuất bản tập Bút Nở Hoa Ðàm, do nhà Vạn Hạnh (tháng 12). 1968 Nhị Thập Bát Tú I, nxb Văn Uyển; tập II, nxb Lửa Thiêng. Xuất bản tập Cành Mai Trắng Mộng, nxb Văn Uyển. 1969 - 1973 Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. 1970 Ta Ðợi Em Từ Ba Mươi Năm, nxb An Tiêm, tái bản 2 lần. In tại California, Hoa Kỳ; Tân Thi, nxb Nam Chi, Sài Gòn; Loạn Trung Bút (tùy bút), Sài Gòn. 1971 Ngồi Quán, nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn. Ðời Vắng Em Rồi Say Với Ai, nxb Lửa Thiêng (Phần I: Tuổi học trò, 17 bài thơ đầu tay 1936 - 1939). 1974 Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau, nxb Rừng Trúc, Paris. Ta Ðã Làm Chi Ðời Ta (hồi ký), nxb Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Tái bản TP/HCM, 1993. 1975 Gia đình dời từ đường Phan Ðình Phùng về Khánh Hội ở chung với bà Ðinh Hùng. 1976 Bị bắt giam tại Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà một thời gian ngắn thì mất, lúc 11 giờ ngày 6.9.1976, nhằm ngày 13 tháng 8 năm Bính Thìn[3]. Bà Vũ Hoàng Chương[4] vẫn khỏe mạnh và hiện sống tại TP/HCM. GHI THÊM: 1. Thư mục nhất định còn thiếu sót, sẽ dần dần bổ sung: Những bài nói/viết về Nguyễn Du (1964 & 1969) về Ðinh Hùng (1967), Ðông Hồ (1969 ...). Nhiều thơ đăng báo. Khoảng 50 bài thơ dịch từ chữ Hán. 2. Tập thơ Tâm Tình Người Ðẹp đã do thi sĩ lão thành Ý quốc Lionelle Fiumi đề tựa. Tập Thi Tuyển do thi sĩ Pháp quốc Andre Guimbrettiere giáo sư trường Quốc Gia Ðông Phương Sinh Ngữ (Paris) đề tựa. Tập Die Achtundzwanzig Sterne do thi sĩ Ðức quốc Rudolf Hagelstange đề tựa. Các tập thơ Lửa Từ Bi, Ánh Trăng Ðạo[1] và Bút Nở Hoa Ðàm đã lần lượt được Thượng Tọa Trí Quang, Tâm Giác và Ðức Nhuận đề tựa. 3. Các tập Rừng Phong, Hoa Ðăng, Mây (lần tái bản) Vân Muội (cả lần in thứ 1 và 2), Tâm Tình Người Ðẹp đều do thi sĩ Ðinh Hùng vẽ bìa, nền hoặc phụ bản. Tập Mây (lần in thứ 1) do họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ bìa và nền; tái bản năm 1992, do Nguyễn Trung vẽ bìa. Tập Trời Một Phương, do họa sĩ Hoàng Lập Ngôn vẽ bìa (từ 1952). Tập Bút Nở Hoa Ðàm, do họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ bìa. Ta Ðợi Em Từ Ba Mươi Năm, do Duy Thanh rồi Hồ Thành Ðức vẽ bìa. Ðời Vắng Em Rồi Say Với Ai, Văn Thanh vẽ bìa.

No comments:

Post a Comment